Quản lý truyền thông y tế về quảng cáo thực phẩm chức năng tại Nhật Bản

similanaresort

Quản lý truyền thông y tế về quảng cáo thực phẩm chức năng tại Nhật Bản

Facebook
Twitter
Pinterest
Linkedin
(1 / 5)

Hiện nay rất nhiều người quan tâm tới sản phẩm từ Nhật Bản. Cái gì có dính chút xíu tới Nhật đều được tin tưởng hơn và cũng dễ…mắc lỡm hơn. Thật ra, chính phủ Nhật Bản quản lý truyền thông y tế rất nghiêm; những dòng quảng cáo TPCN chữa bệnh/hỗ trợ chữa bệnh kiểu Việt Nam đều sẽ bị phạt tiền, túm gáy.

quảng cáo thực phẩm chức năng tại Nhật Bản
quảng cáo thực phẩm chức năng tại Nhật Bản

Hôm rồi mình đọc được bài giải thích về các nguyên tắc liên quan tới quảng cáo thực phẩm bổ trợ sức khỏe hay thực phẩm chức năng tại Nhật. Chúng đều liên quan tới những điểm cần lưu ý trong Luật Dược phẩm và Trang thiết bị Y tế, xin tóm tắt ở đây để mọi người hiểu thêm cho vui.
Đầu tiên, phải hiểu định nghĩa về thuốc. Theo Luật trên, dược phẩm là những thứ thuộc hai loại sau:

1. Các vật phẩm không phải là thiết bị máy móc được sử dụng để chẩn đoán, điều trị hoặc phòng ngừa bệnh tật cho người

2. Các vật phẩm không phải là thiết bị máy móc được sử dụng để ảnh hưởng lên cấu trúc hoặc chức năng của cơ thể người

Vì vậy, các sản phẩm không phải là thuốc thì tuyệt nhiên không được niêm yết hay sử dụng các diễn đạt ám chỉ về 2 khả năng trên. Các hãng bán hàng sẽ rất cẩn thận vì nếu bị phạt hay lên báo là…xong phim.

Bài học 1: Không được nói về hiệu quả chữa bệnh, phòng bệnh

Nhiều người dùng Google Lens dịch Nhật-Việt để tra cứu và đã bất ngờ phát hiện trên bao bì của Fucoidan, Spirulina, nước Hydrogen, …và các dòng TPCN khác từ Nhật KHÔNG HỀ có niêm yết thông tin “Sản phẩm này chữa được bệnh như Ung thư, Tiểu đường, Mất ngủ, Bệnh thần kinh, Xuất huyết não…”

Điều này không có gì lạ ở bên này vì những sản phẩm đó đâu có đủ bằng chứng về hiệu quả để được quảng cáo như thế tại Nhật. Nói bừa là bị túm ngay, nên hãy đồng ý với nhau rằng: “Hầu hết các quảng cáo giúp chữa bệnh ABC gì đó đều do người Việt tự đồn lên với nhau”.

Bài học 2: Không được nói “giúp cải thiện một chức năng cụ thể”.

Tương tự như trên, các sản phẩm TPCN không được nói là giúp Tăng chiều cao, Giúp ngủ ngon hơn, Giúp phục hồi thể chất, Giúp đầu óc minh mẫn, Cải thiện khả năng tập trung, Tăng cường trao đổi chất, Giúp giảm cân, Chống lão hóa,…

Cái này cũng dễ hiểu vì những ngôn từ ám chỉ tác động lên chức năng hoặc cấu trúc của cơ thể là phạm luật Dược. Không phải là thuốc thì không được ghi như vậy.

Để tránh bị phạt, có rất nhiều công ty sử dụng cách nói tinh tế để vừa có thể xem là có tác động, vừa có thể chối là…không hề có tác động đến chức năng/cấu trúc cơ thể (tức là tuỳ …người đọc).

Ví dụ:

– Bổ sung một thành phần hay bị mất do lão hoá (bổ sung có ý nghĩa gì không thì…không nói tới)

– Được nghiên cứu bởi nhà khoa học nổi tiếng (nổi tiếng thế nào, có bằng chứng ra sao thì…tự đi mà tìm hiểu thêm)

– Được các Giáo sư, Bác sĩ giám sát (giám sát thôi, còn có ra gì không thì…không bảo đảm nhé)

– Thêm năng lượng tích cực

– Giúp sảng khoái cho đến tối

Với các cách diễn đạt này thì trách nhiệm được đá qua cho…người dùng; tự đọc hiểu và coi sản phẩm đó là “dược phẩm” hay không là quyền của họ.

Một số nhà quảng cáo cũng dùng ngôn từ uyển chuyển để thu hút người đọc. Ví dụ:

-Giúp trẻ trung hơn (chứ không phải…trẻ hóa nhé!)

-Sản phẩm được nhiều đàn ông yêu thích (nhiều người là tốt rồi!)

-Lựa chọn số một của phụ nữ tuổi trung niên (chắc có mình trong đó!)

-Hỗ trợ và duy trì sức khỏe (sức khỏe là gì thì…khó định nghĩa lắm!)

Hoặc một số câu nghe hấp dẫn hơn như…

-Có thành phần được kỳ vọng

-Có thành phần quý hiếm

-Có thành phần chỉ có thể hấp thu rất ít từ thực phẩm hằng ngày

-Các thành phần bổ sung dinh dưỡng quan trọng

Hay gặp nữa là phần trên nói về công hiệu của chất X trong tế bào/trên chuột, còn phần dưới tập trung mô tả độ tinh khiết của chất X trong sản phẩm để người ta …tự liên tưởng tiếp.

Tóm lại, để tránh bị lừa khi mua đồ từ Nhật, hãy đọc kỹ hướng dẫn trước khi xài. Thời đại này mọi người có thể dùng Google Lens, Google Translator,… để kiểm tra thông tin về sản phẩm xem có dòng nào ghi như lời chào hàng hay không.

Nếu chỉ mua hàng vì “nghe nói bên Nhật xài nhiều lắm”, xin thay mặt nước Nhật cảm ơn vì quý vị đã giúp tăng trưởng kinh tế Nhật và tạo thêm công ăn việc làm cho người Việt tại Nhật

Ngày viết: 18 Tháng Tư, 2023 8:44 sáng UTC+7

Facebook
Twitter
Pinterest
Linkedin

Kim Oanh Dược sĩ
https://songkhoemoingay.com/

Leave a Comment